Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Chia sẻ 7 bước xử lý khi iPhone bị đầy bộ nhớ

Với người dùng phổ thông, iPhone không còn điều gì xa lạ. Và có 1 điều mà hẳn ai cũng thích ở iPhone, đó là chụp hình cực đẹp. Thế nhưng, bạn cũng dễ dàng nhận ra rằng, iPhone dường như là quá ít pin để chụp thoả thích, mà ảnh càng đẹp càng lớn thì càng tốn bộ nhớ. Với túi tiền eo hẹp của mình, bạn quyết định đầu tư một con iPhone, chấp nhận dung lượng 16GB (vì lên 64GB lại chênh thêm cả triệu đồng), rồi bạn sẽ nhận ra rằng nó quá ít để đáp ứng nhu cầu chụp ảnh của bạn.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn phải vay mượn nợ nần thêm để sở hữu bản dung lượng cao hơn, với 7 bước bí quyết dưới đây, bạn sẽ thấy rằng 16GB cũng đủ để xài đến khi bạn có nhiều xiền hơn để nâng cấp. Các bí quyết cách xử lý khi iPhone báo đầy bộ nhớ dưới đây bạn cũng có thể áp dụng cho nhiều loại thiết bị khác nhau được, chỉ có các bước làm chi tiết là khác chút thôi.

Khi iPhone báo dung lượng bộ trống bị đầy.

1. Kiểm tra những ứng dụng hay tài nguyên nào đang chiếm nhiều bộ nhớ


Đây là bước đầu tiên để xác định xem bạn nên kill những thứ gì để giải phóng bộ nhớ. Bạn chỉ cần vào Cài đặt > Cài đặt chung > Sử dụng > Dung lượng để kiểm tra cụ thể xem những ứng dụng nhiều đang ngốn dung lượng nhiều nhất để còn biết cách xử lý. Có nhiều ứng dụng ta cứ vô tư dùng, mà không biết rằng bọn chúng sẽ tự động sinh ra những file tạm. Dần dần, những file này khiến cho ứng dụng bị phình ra.


Sau khi định ra được các ứng dụng nào đang ngốn nhiều bộ nhớ, bạn lần lượt sử dụng các thao tác dưới đây để dọn dẹp làm gọn nhẹ chúng.

2. Xoá bớt game hoặc ứng dụng ít dùng


Có những game, bạn đã từng rất thích, bạn chơi nó hàng ngày. Rồi thời gian sau, bạn lại thích game khác, và game trước đó dần vào quên lãng. Xoá thì tiếc vì mình đã từng rất vui khi chơi game đó nên cứ muốn giữ lại để sau chơi nữa. Tuy nhiên tôi chắc rằng, một game hay 1 apps mà cả 1 hay 2 tuần trời bạn không hề đụng đến, thì khả năng bạn không cần chúng nữa. Bạn có thể xoá bớt chúng để giải phóng bộ nhớ. Một số game hoặc app có chức năng sync data lên server của chúng nên bạn có thể yên tâm nếu sau lại muốn tải về chơi lại. Ví dụ như game Candy Crush Saga dài lê thê với các màn chơi na ná nhau.

Ngoài ra, việc mạng mẽo Wifi miễn phí đang có khắp mọi nơi ở các quán cafe, bạn có thể xoá đi rồi khi cần thì lại tải lại nhanh chóng mà chả tốn kém gì.



3. Xoá bớt nhạc


Bạn đã bao giờ có cảm giác thấy nhàm chán khi bật iPhone của mình lên để nghe nhạc, rùi lại nhấn Next next liên tục để qua bài mình yêu thích chưa. Đó chính là lúc bạn nên xoá bớt đi những bài mà không còn muốn nghe nữa, hoặc nhàm chán quá rồi.

Nếu bạn ưa thích nhạc mới, thì các ứng dụng nghe nhạc miễn phí trực tuyến cũng đủ cho bạn nghe thoải mái cả ngày rồi: ví dụ Zing MP3, nhạc của tui, iTunes,...

Ngoài ra, bạn nên lưu trữ các bài nhạc sao cho tổng số thời gian nghe nhạc chừng 1-2h đổ lại thôi. Nghe nhạc nhiều và liên tục không tốt cho đôi tai của bạn đâu :)



4. Sử dụng chức năng "Tối ưu hoá bộ nhớ" có sẵn của iOS



Chức năng này có sẵn của iOS, tuy nhiên nếu bạn ít mày mò sâu (có thể do iOS quá dễ dàng và tiện lợi khi dùng rồi, nên bạn ít phải mò) nên bạn không biết. Truy cập vào phần Cài đặt > Ảnh và Camera, chọn Tối ưu hóa Dung lượng iPhone nhé. Từ sau iOS 8 đã có chức năng này, giúp bạn sử dụng chiếc điện thoại và tài khoản iCloud của mình dễ dàng hơn rất nhiều, khỏi lo chụp hình mà thiếu bộ nhớ nữa. Khi chức năng này được bật, bức ảnh dung lượng lớn sẽ được tối ưu bằng cách thay thế bởi bức ảnh đã được resize lại để giúp cho bạn xem trên iPhone vẫn đẹp. Còn bức ảnh gốc đã tự động được sao lưu trực tuyến lên iCloud rồi.


5. Không lưu lại ảnh thường khi chụp chế độ HDR


Chế độ chụp HDR cho ra những bức ảnh rất đẹp trong điều kiện nhất định. Và bạn có thể chưa biết rằng, khi chụp ở chế độ này, iPhone mặc định lưu ra thành 2 bức ảnh: 1 bức HDR và một bức thường. Do đó, bạn có thể vào phần Cài đặt > Ảnh và Camera và bỏ chọn mục Lưu ảnh thường.



6. Xoá dữ liệu cache và lịch sử duyệt web


Để giúp cho việc duyệt web được nhanh hơn, trình duyệt Safari (hay Chrome) sử dụng cơ chế cache lưu lại một phần (hoặc toàn bộ) trang web mà bạn hay xem vào bộ nhớ tạm; tồi cả lịch sử các trang web bạn đã truy cập nữa; tất cả bọn chúng đều cần lưu trên máy, và do đó chúng chiếm bộ nhớ. Bạn hãy xoá chúng đi, chúng ta sẽ nhanh chóng có được khá nhiều chỗ trống nếu bạn hay duyệt web bằng điện thoại.

Để làm việc này:
- Với Safari, bạn truy cập Cài đặt > Safari rồi nhấn Xóa Lịch sử và Dữ liệu Trang web.
- Với Chrome, vào phần Settings > Privacy > Clear All (có thể chọn từng phần để xoá nếu muốn).


7. Xử lý bớt những ứng dụng hay tài nguyên nào đang chiếm nhiều bộ nhớ


Ngoài các bước trên, bước này tỉ mỉ hơn một chút khi bạn có thể vào từng app mà bạn thấy rằng nó đang bị phình ra, để xoá bớt các file tạm, file không dùng đến trong app đi. Ví dụ: file ghi âm, hoặc quay film của các app chỉnh sửa mà bạn hay vọc. File image cache của các trình xem ảnh, ...

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

[REVIEW] SideSync: điều khiển Smartphone / Tablet Samsung từ máy tính, nhận được cả thông báo


SideSync là công cụ rất hay của Samsung cho phép bạn dùng máy tính để xem thông báo trên điện thoại. Chưa hết, nó còn hỗ trợ truyền trực tiếp màn hình của smartphone lên PC, khi đó bạn có thể thoải mái thao tác với thiết bị di động mà chẳng cần cầm máy lên làm gì. SideSync hữu ích trong những trường hợp như đang ngồi làm việc mà có SMS tới, thay vì phải cầm điện thoại lên để trả lời thì giờ bạn có thể làm chuyện đó ngay từ máy tính với bàn phím rộng rãi thoải mái. SideSync còn có thêm chức năng gửi file khá tiện, và đặc biệt hỗ trợ cả kết nối USB lẫn Wi-Fi nên bạn không cần phải gắn dây gì lằng nhằng cả. SideSync tương thích nhiều máy Samsung, từ Galaxy Note 5, S6 cho đến các máy A, J, E và thậm chí là cả tablet nữa.



Video



1. Cài đặt, ghép đôi


Để sử dụng SideSync, yêu cầu duy nhất đó là điện thoại của bạn phải chạy Android 4.4 KitKat hoặc mới hơn, còn với tablet thì cần Android 5.0 Lollipop trở lên. Nếu thiết bị chưa cài sẵn ứng dụng SideSync thì bạn có thể tải nó về miễn phí trên Google Play. Tất nhiên, chỉ áp dụng cho máy Samsung mà thôi, hãng khác thì không được. Samsung có nói thêm là một số dòng máy không tương thích với SideSync nhưng không đề cập rõ model nào, nhưng các máy như Galaxy Note, Galaxy S, dòng A, J, E mới đều chạy tốt.



Tải về SideSync dành cho Android



Về máy tính, SideSync có đủ app cho cả Windows lẫn Mac OS X, tính năng cũng đầy đủ như nhau và cách hoạt động cũng y như nhau. Yêu cầu Windows XP SP3 trở lên, hoặc OS X 10.6 trở lên. Khá đơn giản.



Tải về SideSync dành cho Windows hoặc OS X



Sau khi tải và cài đặt xong SideSync trên cả mobile lẫn PC thì bạn có thể ghép đôi chúng. Quá trình ghép đơn cực kì dễ và nhanh chóng, chỉ cần bạn ghim dây USB hoặc cho cả hai máy cùng truy cập vào một mang Wi-Fi là chúng tự nhau. Nhớ là phải chạy app SideSync ở cả hai bên nhé.



2. Xem thông báo


Chức năng cơ bản đầu tiên mà bạn thấy sau khi chạy SideSync đó là toàn bộ các thông báo trên điện thoại của bạn sẽ được hiển thị trên máy tính. Hãy thử tưởng tượng bạn đang ngồi làm việc mà nhận tin nhắn SMS ngay từ máy tính thì quá sướng đúng không nào. Một ví dụ khác, khi có ai đó comment lên post trên Facebook của bạn là bạn thấy liền. SideSync còn thú vị ở chỗ nó có khả năng hiển thị thông báo dạng popup ở góc trên bên phải màn hình PC, nhờ vậy bạn không cần phải mở cả cửa sổ chi cho chiếm chỗ.





Dong_bo_thiet_lap.





Nếu bạn nhấn vào thông báo của SideSync, chức năng chia sẻ màn hình sẽ được kích hoạt lên và chạy đúng app đã gửi thông báo đó ra, y hệt như khi bạn xài điện thoại để mở notification thôi chứ không có gì khác. Chức năng chia sẻ màn hình thì mình sẽ nói đến ở phần bên dưới.











3. Chia sẻ màn hình, điều khiển từ xa




Đây có lẽ là chức năng thú vị mà không nhiều điện thoại Android khác có thể làm được. SideSync sẽ cho phép bạn truyền cả màn hình của điện thoại hoặc tablet lên máy tính của mình luôn, khi đó bạn có thể xài chuột và bàn phím của máy tính để nhập liệu thay vì xài ngón tay hay bàn phím ảo. Chức năng này tiện trong một số trường hợp như đã nói ở phần 2, hoặc khi bạn cần thuyết trình một thứ gì đó cũng được. À, đã có anh em nào nghĩ đến việc chơi Clash of Clan từ máy tính theo kiểu này chưa. Lưu ý, nếu xài chức năng chia sẻ màn hình để chơi game, thuyết trình hay cho mọi người xem ảnh thì nên dùng cáp USB, khi đó độ trễ sẽ thấp hơn nhiều so với việc dùng kết nối Wi-Fi.





SideSync_Dieu_khien_tu_xa.




Để kích hoạt chức năng chia sẻ màn hình, bạn nhấn nút "Phone screen" trên cửa sổ SideSync là xong. Chờ một chút để kết nối được thiết lập là được. Trong cửa sổ vừa bung ra, bạn có đủ nút Home, Back, Recent Apps, ngoài ra còn có cả nút phóng to toàn màn hình để xài khi cần thiết. Lúc bạn đóng cửa sổ chia sẻ, SideSync sẽ vẫn hoạt động, thông báo vẫn sẽ tiếp tục được nhận chứ không bị đóng luôn app.




SideSync_Thong_bao.




4. Gửi file


Đây là chức năng cuối cùng mà mình muốn chia sẻ với các bạn. Để copy file từ máy tính sang điện thoại, bạn nhấn vào biểu tượng File Explorer trên cửa sổ SideSync của máy tính. Lúc này, màn hình của thiết bị Android sẽ hiện ra, bạn chọn vào "Bộ nhớ thiết bị" rồi kéo thả file cần copy vào là xong. SideSync sẽ tự lo tiếp phần chuyển file còn lại, bất kể bạn đang dùng cáp USB hay Wi-Fi. Bạn có thể chép bất kì định dạng file nào, kể cả nhạc, hình, phim...

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

[OS X] Tính năng có thể bạn chưa biết của phím Option: chỉnh volume mức 1/4, cắt file, xem Wi-Fi...

Kế bên phím Command to to và rất thường hay xài là một phím nhỏ hơn ghi chữ Option. Hầu hết mọi người đều không xài đến phím này do nó không có nhiều chức năng? Ủa mà chắc không? Không phải đâu, phím Option có thể làm được nhiều hơn những gì bạn nghĩ đấy. Cắt dán file, xóa thẳng file, tăng giảm 1/4 âm lượng hoặc độ sáng, bật tắt nhanh chế độ Do Not Disturb, xem thông tin mạng Wi-Fi và còn nhiều trò vui vẻ, nhanh chóng khác. Mời anh em đọc bài, đọc tới đâu nghịch ngay tới đó cho đã.

Chỉnh volume và độ sáng ở mức nhỏ hơn


Khi bạn nhấn nút tăng giảm volume hoặc nút tăng giảm độ sáng, Mac sẽ tự động tăng hoặc giảm đi một nấc và điều đó thể hiện rõ trên màn hình. Nhưng cũng lắm lúc nếu tăng 1 bậc thì tiếng to quá, còn giảm 1 bậc thì nghe không đã. Với sự trợ giúp của phím Shift + Option + <nút tăng giảm volume / độ sáng>, bạn có thể điều chỉnh chỉ 1/4 bậc mà thôi. Khá là hay đấy, thử liền đi anh em.



Cắt dán file

Một trong những lời than phiền cực kì phổ biến của người mới chuyển từ Win qua Mac đó là Mac không có tùy chọn Cut (cắt file). Thực chất có, nhưng Apple đã giấu nó đi vào phím Option để hạn chế tình trạng mất dữ liệu thôi.

Để sử dụng cut file: Ban đầu, bạn vẫn nhấn Command + C như khi copy. Tuy nhiên, lúc dán, bạn dùng tổ hợp phím Command + Option + V. Khi này Mac sẽ hiểu là bạn muốn cut, còn nếu chỉ Command + V thôi thì sẽ copy như bình thường.

Xóa file thẳng, không cho vào thùng rác


Nếu bạn cũng như mình, thường lười vào thùng rác xóa file thì bạn có thể nhờ phím Option để xóa trực tiếp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng thao tác này rất nguy hiểm vì xóa là mất luôn và bạn chỉ nên áp dụng nó với những file không quan trọng mà thôi.


Cách làm như sau (2 cách, anh em quen cách nào thì chơi cách đó):
  1. Nếu bạn thường dùng Command + Delete, thì giờ đổi thành Command + Option + Delete
  2. Nếu bạn xóa bằng menu File của Finder, lúc nhấn vào menu này, bạn nhấn giữ thêm nút Option. Bạn sẽ có thêm tùy chọn "Delete Immediately" thay vì "Move to Trash" như bình thường. 



Xóa lịch sử duyệt web trong Safari



Trong Safari, bạn có thể xóa lịch sử duyệt web của mình để tăng tốc duyệt web mà không xóa cookie, tức là những trang tự động đăng nhập thì vẫn sẽ tiếp tục hoạt động nhưng lịch sử thì sạch sẽ. Khá tiện đúng không nào? Cách làm như thế này:
  1. Chạy Safari > menu History 
  2. Lúc menu History đang mở thì bạn nhấn giữ phím Option 
  3. Bạn sẽ thấy có dòng "Clear History and Keep Website Data…", nhấn vào đó 
  4. Xong

Khởi động lại Finder


Sẽ có lúc Finder bị đứng, bạn chẳng thể làm gì, chẳng thể copy file, chẳng thấy hình nền desktop, nói chung là Finder bị lỗi. Trong lúc này, bạn có thể khởi động lại Finder một cách nhanh chóng bằng cách dùng phím Option. Lưu ý rằng không chắc điều đó sẽ giúp Finder chạy bình thường trở lại, nhưng trong hầu hết trường hợp thì đều có tác dụng.

Cách thực hiện:
  1. Đưa chuột vào thanh Dock, ở biểu tượng Finder, nhấn đè phím Control + Option 
  2. Trong lúc đang đè 2 phím này thì click chuột trái vào icon Finder 
  3. Nhấn tùy chọn "Relaunch" để khởi động lại Finder




Chép đường dẫn của file hoặc folder


Chức năng này mới có trên OS X 10.11. Dễ làm lắm, khi bạn nhấp chuột phải vào một file bất kì trong Finder, bạn nhấn giữ thêm phím Option nữa thì sẽ có lựa chọn "Copy <tên file> as Pathname".


Thư mục này chứa một số file quan trọng với hệ điều hành và các ứng dụng mà bạn cài vào máy. Sẽ có lúc bạn cần đến nó để tinh chỉnh một thứ gì đó hay chỉ đơn giản là sửa lỗi app. Cách sửa thông qua thư mục Library không phải là hiếm đâu, nên biết cách mở thư mục này sẽ giúp bạn rất nhiều.
  1. Chạy Finder, hoặc nhấn ra màn hình desktop
  2. Nhấn vào menu Go
  3. Nhấn giữ phím Option, bạn sẽ thấy mục "Library" xuất hiện, click vào nó là xong.






Bật tắt nhanh chế độ không làm phiền



Do Not Disturb là chế độ tắt hết mọi thông báo của OS X, tiện khi bạn cần quay màn hình, đang chat với bồ và không muốn mấy em gái khác làm phiền, hoặc đang thuyết trình. Bình thường bạn phải mở Notification Center ra thì mới bật Do Not Disturb được, còn mẹo nhanh hơn như sau: nhấn giữ phím Option sau đó click vô biểu tượng Notification Center là xong. Làm tương tự để bật Do Not Disturb trở lại. Tiết kiệm được 1 thao tác click vào khoảng 0,69 giây chờ đợi.


Đổi ứng dụng mở mặc định



Bình thường để làm thao tác này thì bạn phải vào giao diện File Info để thực hiện, khá mất thời gian. Còn bây giờ, bạn có thể làm nó ngay từ menu chuột phải với sự trợ giúp của phím Option.



Cách thực hiện:
  1. Chọn vào một file nào đó trong Finder với định dạng bạn cần đổi 
  2. Nhấn chuột phải vào nó, sau đó nhấn giữ phím Option 
  3. Dòng "Always Open With" sẽ xuất hiện thay cho nút "Open With" bình thường 
  4. Nhấn vào và chọn ứng dụng mong muốn 

Gõ các kí tự đặc biệt


Để sử dụng các kí tự đặc biệt, ví dụ như œ∑´®†¥¨ˆ©∂ß∂ƒ˜, bạn có thể nhấn giữ phím Option trong lúc gõ. Nếu bạn nhấn Shift + Option + gõ phím thì lại ra một bộ kí tự khác nữa. Có những kí tự Latin rất hay, tiện cho anh em nào cần viết công thức toán học vật lý gì đó, cũng có những cái vui vẻ như biểu tượng trái táo  (Shift + Option + K) nhé.



Nếu cần trợ giúp xem phím nào ứng với kí tự đặc biệt nào, bạn hãy vào System Preferences > Keyboard > thẻ Keyboard > Show Keyboard, Emoji, & Symbol viewers in the menu bar. Sau đó, bạn sẽ thấy trên thanh menu của Mac có một mục tên "Show Keyboard Viewer", chọn vào. Trong màn hình mới xuất hiện, bấm phím Option để xem các kí tự.




Bỏ qua các file trùng khi copy


Lúc bạn copy file từ chỗ này sang chỗ khác, nếu hệ điều hành phát hiện hai hoặc nhiều file trùng nhau thì nó sẽ hỏi bạn muốn làm gì. Bạn có tùy chọn Keep Both, Stop và Replace. Chọn Keep Both sẽ giữ lại cả hai, Stop thì ngừng hẳn cả quá trình, rất uổng công chép, còn Replace thì thay thế file cũ bằng file mới. Nhưng nếu bạn chỉ đơn giản muốn bỏ qua các file trùng và không chép thì sao?

Hãy nhấn phím Option khi hộp thoại này hiện ra, và bạn sẽ có tùy chọn "Skip".



Command + A để chọn tất cả các file hoặc folder, còn Command + Option + A thì bỏ chọn hết bọn chúng.

Xem thông tin Wi-Fi



Nếu bạn nhấn phím Option và click chuột vào biểu tượng Wi-Fi của OS X, bạn sẽ thấy hàng loạt thông tin hữu ích mà bình thường bị ẩn đi. Chúng bao gồm địa chỉ IP của máy bạn, địa chỉ IP của router mạng, loại mạng là gì, có phải chuẩn N hay chuẩn AC hay không, băng tần bao nhiêu...

Lưu ý: phải nhấn phím Option trước rồi mới click vào Wi-Fi, làm ngươc lại không được.







Bỏ qua hộp thoại xác nhận khi tắt máy


Nếu bạn Shutdown, Restart hay Log Out thiết bị, bạn sẽ được hỏi xác nhận lại rằng bạn có thật sự muốn làm thao tác này hay không. Nếu bạn muốn bỏ qua bước xác nhận thì trước khi click Shutdown, Restart hay Log Out, bạn nhấn giữ thêm phím Option nữa là được.